Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH

PHẠM HỮU ĐĂNG ĐẠT.

"Ai về Bàn Thạch mà xem,
Êm lưng đẹp mắt là nằm chiếu bông"
Bàn Thạch, nay thuộc thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một vùng đất được khai phá từ rất sớm. Theo Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, một tập sách được ra đời vào thế kỷ XVI, thì Bàn Thạch là một trong 66 làng thuộc huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong với tên gọi là Bàn Cố. còn theo truyền khẩu, ngay dưới triều vua Trần Minh Tông (1314-1329) tộc Trần và tộc Võ là hai tộc đầu tiên đến lập nghiệp ở Bàn Thạch. Cùng với hai tộc nói trên là các tộc khác như Dương, Nguyễn, Lê, Phan...Bấy giờ, do đặc điểm địa hình, Bàn Thạch chia ra làm hai phe là Phe Đông và Phe Tây. Phe Đông gồm có bốn tộc tiền hiền, chủ yếu khai phá đất công. Phe Tây gồm 13 tộc tiền hiền, chủ yếu khai phá đất tư. Tổng số công tư điền thổ viên hơn 1400 mẫu. Tất cả chia làm 13 xứ là Trù Mông, Bàu Đá, Ông Lăng, Cây Trổ, Ông Giang, Xu Lư, Hát Liềm, Cây Gáo, Hà Dừa, Hà Đước, Tây Ngung, Ninh Hưng và Hà Lăng.
Cũng giống như nhiều nơi khác dưới triều phong kiến, ruộng đất phần lớn tập trung vào tay những người giàu có, đặc biệt tầng lớp quan lại. Trong đó, nổi tiếng nhất là một người họ Võ, từng làm quan, thường gọi là Trưởng Sử. Ông này sống vào thế kỷ thứ XIX. Đến nay, trong lớp người cao tuổi đất Bàn Thạch, nhiều người vẫn nhớ đến một bài hát đã lưu truyền nhiều đời như sau:
"Tiếng đồn Trưởng Sử ở tại Bàn Thạch
Ruộng dư trăm mẫu bạc vàng đầy kho
Ghe bầu ba chiếc thật to
Nhà ngói nam bảy dãy, trâu bò chín mười đôi
Giàu chi giàu đại phú gia
Cho con ăn học đậu ba khoa bảng, ba khoa tú tài"
Gì thì gì, Trưởng Sử giàu, nhưng ít nhiều cũng mang tiếng là giàu nhờ làm quan, hưởng lợi lộc chốn công đường. Còn sau nay, lớp người nối gót Trưởng Sử lại giàu có không phải nhờ đường quan chức, mà chủ yếu nhờ buôn bán, kinh doanh. Tiêu biểu là các ông Chánh Hàn, Thông Năm, Cửu Thảng. Họ là những nhà buôn lớn ở chợ Bàn Thạch, một trong những chợ nổi tiếng đông vui nhất ở Quảng Nam trong nửa đầu thế kỷ XX về trước. Tuy xuất hiện một số gia đình giàu có nhưng phần lớn cư dân còn lại đều nghèo khổ, phải đi làm thuê, làm rẻ. Hết mùa, họ lại xoay sang hành nghề dệt chiếu, nghề thủ công truyền thống của người dân địa phương. Về nguồn gốc, theo các bô lão trong làng, nghề được truyền từ Bắc vào, nó gắn liền với quá trình di dân lập ấp hồi đầu thế kỷ XIV.
Là nơi hợp lưu của hai con sông Ly Ly và Thu Bồn, thời xa xưa, Bàn Thạch là vùng đất trồng đay, lác nổi tiếng ở Quảng Nam, đó cũng là loại nguyên liệu chính dùng trong nghề dệt chiếu. Do sản lượng đay, lác quá lớn, nên người dân Bàn Thạch phải bán bớt cho làng dệt các nơi, từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và cả Bình Định. Chuyện mua bán này gần như diễn ra quanh năm suốt tháng. Rộ nhất vào dịp cuối năm, khi nhu cầu chiếu tết tăng lên đột ngột. Sau 1975, đất ruộng được chia lại cho các xã kế bên nên diện tích đay, lác thu hẹp dần, hiện chỉ còn 3 ha đay và 5-6 ha lác. Tình hình đảo ngược. Người Bàn Thạch không những không có dư thừa để bán mà còn phải mua thêm nguyên liệu của bà con ở các địa phương lân cận.
Đã thành thói lệ, xưa nay, trừ ngày mùa bận rộn, thời gian còn lại, hầu hết người dân Bàn Thạch tất bật với việc se đay, nhuộm lác và dệt chiếu. Thời trước, trong các loại chiếu thì chiếu bông sang nhất, có giá nhất. Đây cũng là loại chiếu khó dệt, đòi hỏi người thợ phải nắm vững tay nghề, có nhiều kinh nghiệm. Muốn dệt chiếu bông, thợ phải bắt chữ, bắt hình, như bắt chữ Phước, Lộc, Thọ hoặc hình chim, thú chứ không in lên sau khi dệt. Chiếu bông vì vậy sẽ tốn công gấp đôi chiếu thường. Mấy chục năm trở về trước, ở Bàn Thạch có hai thợ dệt chiếu bông có tiếng là ông Hai Mãi và ông Ruộng. Hiện nay, nghề đã thất truyền. Nhưng, loại chiếu người dân Bàn Thạch dệt nhiều nhất là chiếu trơn và chiếu in. Chiếu trơn chỉ có viền đỏ xung quanh. Còn chiếu in dệt rồi, in hình vào giữa là...xong!
Bàn Thạch tuy được gọi là có nghề truyền thông, nhưng theo các cụ già cao tuổi, làng nghề chưa bao giờ thu hút %100 số hộ hành nghề này. Lý do khá đơn giản, vì trong làng có chợ Bàn Thạch, một chợ lớn trong khu vực. Nhiều gia đình sống gần thợ thích nghề buôn hơn. "Phi Thương Bất Phú". Nghề buôn dù sao cũng có bát ăn, bát để. Nếu khéo vun vén, có thể giàu lên. Còn nghề dệt chiếu chủ yếu là kiếm miếng cơm manh áo. Thêm chút nữa là cải thiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, hồi nửa đầu thế kỷ XX, khi chợ Bàn Thạch còn phồn thịnh, trở thành địa điểm trung chuyển một số loại hàng hóa, sản phẩm trong và ngoại tỉnh thì nghề dệt chiếu có thể nói, đang ở giai đoạn cực thịnh. Người thợ có đồng ra đồng vào. Đời sống thong thả hơn. Một số hộ làm giỏi, làm nhiều còn có dư chút đỉnh như hộ các ông Xã Búa, bà Ấm, ông Giáp, ông Bốn, ông Xã Thành, ông Đắc...Cùng với cá chộ làm chiếu, trong làng còn xuất hiện nhiều hộ buôn chiếu. Ngoài số người buôn chiếu lẻ, gánh chiếu đi bán khắp nơi xa gần thì ở chợ Bàn Thạch lại có nhiều hộ buôn chiếu lớn như ông Chánh Hàn, ông Viên Nhiễu, bà Hai Hoanh....Thông qua họ, chiếu Bàn Thạch vươn ra nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, vào tận các tỉnh miền Nam. Cho nên, trong những câu hát hò khoan phổ biến thời bấy giờ, đã có những câu hát oni1 về nghề thủ công truyền thống này:
"Nghề chi to tiền lớn bạc cũng không bằng nghề lác sân
Đem bạc trăm ra mướn một lần
Đem về bỏ đứng bỏ nằm
Bỏ dụt(*) bờ, dụt bụi tối tăm phải làm
Lác hàng một bó bảy quan
Lác cao đồng rưỡi, tôi bán cho bạn hàng Cẩm Nê
Bán buôn tính đã tứ bề
Sài Gòn, Phan Thiết bán buôn đủ điều
Kể ra cho hết các nơi
Kẻ nằm, người đắp cũng nhờ nghề ni
Sớm mai tôi mới cất gánh đi
Thá chi năm ba cắc bạc các chị em chê dày chưa thưa"
(*) dụt: phương ngữ, nghĩa là vất đi, bỏ đi, vụt đi.
Theo thống kê năm 2000, trong 476 hộ, toàn thôn đã có 350 hộ có khung dệt, chiếm tỷ lệ gần 80%..Những hộ còn lại làm nhiều ngành nghề, từ buôn bán lặt vặt đến gạch ngói, đại lý các mặt hàng phụ vụ nhu cầu người dân trong làng. Thế nhưng, thu nhập của người thợ dệt không còn được như xưa. Nói gì thì nói, thời buổi kinh tế, chiếu Bàn Thạch cạnh tranh gay gắt với nhiều loại chiếu khác. Giá chiếu hạ kéo theo tiền công dệt thấp. Vào những năm cuối thế kỷ XX, bình quân thu nhập của mỗi lao động nghề dệt từ bảy đến mười ngàn đồng. Đó là con số quá ít ỏi so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên, do công việc tương đối nhẹ nhàng nên nghề có thể sử dụng lao động trẻ em và cả những người lớn tuổi. Đến thăm làng chiếu Bàn Thạch, khách sẽ thấy thợ dệt đa phần là phụ nữ, những người mẹ, người vợ trong gia đình. Đàn ông thanh niên thường làm nghề khác, sử dụng cơ bắp nhiều hơn nhưng thu nhập cũng cao hơn. Bên cạnh các bà mẹ, các chị...là con cái, cháu chắt họ ở lứa tuổi mười hai, mười ba...còn cắp sách đến trường. Cùng với thợ dệt, đội ngũ những người buôn chiếu cũng phát triển. Ước tính hiện nay có khoảng 15 hộ buôn chiếu lớn nhỏ. Có người buôn không chuyên, lúc rãnh việc thì đi vài chuyến kiếm lời. Ngược lại, có người đi buôn quanh năm như các ông Đỗ Phú, Lê Văn An, Nguyễn Tấn Bình...Mỗi lần họ đi, họ gom từ 500 đến 700 đôi chiếu, chở bằng xe đò vào các tỉnh miền Nam bỏ hàng cho các mối quen biết. Thường, mỗi tháng họ đi một chuyến. Cứ hết chuyến này sang chuyến khác, hết năm này sang năm khác. Nhìn chung, thu nhập của những người buôn chiếu khá hơn nhiều so với thợ. Một số trở nên dư dả, có của ăn của để.
Nghề dệt chiếu tất bật, rộn ràng nhất vào những tháng cưới mùa mưa và giáp tết. Năm nào cũng vậy, cứ đến giáp tết, nhu cầu chiếu tăng lên. Giá chiếu có xu hướng nhỉn hơn ngày thường đôi chút. Điều đó kích thích cư dân làng nghề tích cực sản xuất. Các khung cửi dệt hoạt động suốt ngày. Chiếu phơi suất. Khung cảnh trở nên nhộn nhịp khác thường. Bên cạnh đó, những người buôn chiếu sỉ và lẻ ngày ngày rảo quanh làng, quanh xóm, tích cực gom chiếu mang đi các nơi bán kiếm lời. Có người đi buôn bằng xe đạp. Lại không ít kẻ đi bằng xe máy. Buôn lớn hơn, xa hơn đã có xe đò. Họ đi đi lại lại như con thoi. Với họ, không tận dụng thời cơ lúc này để kiếm thêm ít đồng thì thật là uổng phí!
(Trích CHUYỆN LÀNG NGHỀ ĐẤT QUẢNG của PHẠM HỮU ĐĂNG ĐẠT)